Trên thị trường hiện nay xuất hiện hàng loạt phần mềm quản lý chi tiêu với giao diện đẹp mắt cùng tính năng đa dạng. Hãy cùng Techlex theo dõi bài viết dưới đây để biết được 10+ phần mềm quản lý đang được đánh giá cao và sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Tại sao nên dùng phần mềm quản lý chi tiêu?
Trong cuộc sống hiện đại, nơi mọi thứ đều vận hành với tốc độ chóng mặt, việc kiểm soát tài chính cá nhân đã trở thành một kỹ năng sống thiết yếu. Việc sử dụng phần mềm quản lý chi tiêu cá nhân sẽ mang lại những lợi ích sau đây:
- Dễ dàng theo dõi nguồn thu và chi, từ kiểm soát chặt chẽ dòng tiền và đưa ra quyết định tài chính sáng suốt hơn mỗi ngày.
- Phần mềm quản lý chi tiêu sẽ tự động thống kê, phân loại và trực quan hóa thông tin tài chính. Bạn có thể xem ngay mình đang tiêu tiền vào đâu, khoản nào vượt ngân sách, và có cần điều chỉnh gì cho tháng tới.
- Hỗ trợ lập kế hoạch tiết kiệm, nhắc nhở hóa đơn, và phân tích thói quen chi tiêu, tất cả đều diễn ra chỉ trong vài thao tác đơn giản.
Xem thêm: Điểm danh top 10+ phần mềm quản lý nhà hàng đáng dùng nhất
Top 10+ phần mềm quản lý chi tiêu hiệu quả nhất
Dưới đây là danh sách 10 ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân được đánh giá cao, mỗi công cụ sẽ có thế mạnh và điểm yếu riêng:
1.Money Lover
Ra mắt từ năm 2011 bởi đội ngũ người Việt, Money Lover nhanh chóng trở thành phần mêm quản lý chi tiêu phổ biến nhờ giao diện thân thiện, dễ tiếp cận và phù hợp với thói quen tài chính của người Việt.
Ưu điểm:
- Ghi chép chi tiêu linh hoạt theo ngày, tuần hoặc tháng.
- Tự động đồng bộ giao dịch từ tài khoản ngân hàng lớn tại Việt Nam như Vietcombank, BIDV, Techcombank,…
- Lập ngân sách, tạo kế hoạch tiết kiệm hoặc theo dõi nợ.
- Hỗ trợ sao lưu đám mây, bảo vệ dữ liệu bằng mã PIN hoặc vân tay.
- Có thể dùng trên nhiều thiết bị: điện thoại, máy tính bảng, trình duyệt.
Nhược điểm:
- Một số tính năng nâng cao (xuất file, không giới hạn ví, liên kết nhiều tài khoản) chỉ có ở bản trả phí.
- Người dùng bản miễn phí đôi lúc bị giới hạn thao tác.

2.Timo Digital Bank
Timo là ngân hàng số tại Việt Nam, tích hợp tính năng “Hũ chi tiêu” ngay trong ứng dụng ngân hàng để giúp người dùng chia nhỏ khoản tiền vào từng mục đích sử dụng cụ thể.
Ưu điểm:
- Quản lý tài chính ngay trên tài khoản ngân hàng, không cần ứng dụng bên ngoài.
- Tạo hũ chi tiêu và mục tiêu tiết kiệm dễ dàng.
- Giao diện trực quan, hiện đại và 100% ngôn ngữ tiếng Việt.
- Không thu phí duy trì hoặc phí dịch vụ.
Nhược điểm:
- Chưa có công cụ phân tích chi tiêu theo biểu đồ hoặc báo cáo nâng cao.
- Chỉ áp dụng với người dùng có tài khoản tại ngân hàng Timo.
3.Money Manager
Money Manager là phần mềm quản lý chi tiêu chuyên hỗ trợ kiểm soát tài chính cá nhân, nổi bật nhờ giao diện đơn giản nhưng hiệu quả cao.
Ưu điểm:
- Báo cáo chi tiêu cực kỳ chi tiết, hỗ trợ cả biểu đồ tròn, biểu đồ cột,…
- Tạo nhiều ví, tài khoản và phân loại thu – chi khoa học.
- Có tính năng ghi chú, đính kèm hóa đơn, thống kê theo mục tiêu tài chính.
- Cho phép xuất dữ liệu ra file Excel.
Nhược điểm:
- Chưa hỗ trợ tiếng Việt, gây khó khăn cho người không rành công nghiệp.
- Có quảng cáo trong bản miễn phí, dễ gây phiền nhiễu cho người sử dụng.

4.Spendee
Spendee là một trong những ứng dụng tài chính phổ biến tại châu Âu, sở hữu giao diện thiết kế đẹp cùng khả năng phân tích dòng tiền cực tốt.
Ưu điểm:
- Giao diện hiện đại, màu sắc dễ nhìn và bố cục khoa học.
- Phân loại chi tiêu bằng biểu đồ sống động.
- Có thể chia sẻ ví với người thân để quản lý ngân sách chung.
- Liên kết tài khoản ngân hàng, ví điện tử (chỉ có bản nâng cấp).
Nhược điểm:
- Các tính năng liên kết tài khoản và tạo ngân sách nâng cao cần trả phí.
- Không hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt.
5.MoneyOi
Dựa trên nguyên tắc quản lý tài chính nổi tiếng “6 hũ” của T. Harv Eker, phần mềm quản lý chi tiêu MoneyOi mang đến cách tiếp cận độc đáo, đơn giản hóa quá trình theo dõi thu chi và giúp hình thành thói quen tiêu dùng có kế hoạch.
Ưu điểm:
- Phân bổ tiền tự động vào 6 nhóm tài chính (Thiết yếu,tiết kiệm, giáo dục, hưởng thụ, tự do tài chính, cho đi).
- Hệ thống báo cáo phù hợp với người mới quản lý tài chính.
- Giao diện bằng tiếng Việt, dễ sử dụng.
- Có phiên bản miễn phí đầy đủ chức năng cơ bản.
Nhược điểm:
- Khó thay đổi so với các ứng dụng quốc tế.
- Không phù hợp với người có nhiều nguồn thu, chi phức tạp.
6.MISA Money Keeper
MISA Money Keeper được phát triển bởi đơn vị nổi tiếng MISA với phần mềm kế toán chuyên nghiệp tại Việt Nam, là lựa chọn lý tưởng cho người muốn theo dõi chi tiêu sát sao, đặc biệt với những ai từng làm kế toán cá nhân hoặc kinh doanh nhỏ.
Ưu điểm:
- Ghi chép thu/ chi đơn giản, có thể gắn ảnh hóa đơn để lưu trữ.
- Quản lý thu nhập từ nhiều nguồn: lương, thưởng, kinh doanh,…
- Theo dõi vay/ nợ rõ ràng: lịch trả nợ, người vay, số tiền còn lại.
- Báo cáo tài chính theo tuần, tháng với biểu đồ dễ hiểu.
- Hỗ trợ đồng bộ dữ liệu qua email và đăng nhập bằng tài khoản MISA riêng.
Nhược điểm:
- Giao diện hơi nặng nếu dùng máy cấu hình thấp.
- Chưa có tính năng kết nối tài khoản ngân hàng tự động.

7.HomeBudget with Sync
HomeBudget with Sync là một trong số ít phần mềm cho phép nhiều thành viên cùng quản lý ngân sách gia đình, phù hợp cho các cặp vợ chồng hoặc nhóm bạn cùng nhà muốn minh bạch trong chi tiêu.
Ưu điểm:
- Hệ thống “Family Sync” cho phép chia sẻ ngân sách, giao dịch giữa nhiều thiết bị.
- Ghi chép đầy đủ thông tin: số tiền, mô tả, danh mục, người dùng,…
- Gắn hình ảnh biên lai, hóa đơn thực tế.
- Dự đoán chi tiêu tương lai dựa trên thói quen hiện tại.
- Có bản trên nhiều hệ điều hành như iOS, Android và Windows.
Nhược điểm:
- Giao diện hơi cổ điển, chưa tối ưu cho người thích thiết kế hiện đại.
- Phải mua bản trả phí mới dùng được tính năng đồng bộ.
8.Mint
Mint được phát triển bởi Intuit, “ông lớn” đứng sau QuickBooks và TurboTax. Phần mềm quản lý chi tiêu này nổi bật với khả năng tổng hợp thông tin tài chính từ ngân hàng, thẻ tín dụng, khoản vay, đầu tư,… và phân tích tài chính toàn diện cho người dùng.
Ưu điểm:
- Tự động liên kết với hàng trăm ngân hàng, cập nhật giao dịch liên tục.
- Cảnh báo vượt ngân sách, giao dịch lạ, phí phát sinh,… cực nhanh.
- Phân tích tài chính theo thời gian thực.
- Đề xuất cách tiết kiệm hoặc cắt giảm chi phí dựa trên hành vi chi tiêu.
- Hệ sinh thái ổn định, bảo mật cao nhờ công nghệ của Intuit.
Nhược điểm:
- Chỉ hỗ trợ ngân hàng và thị trường tại Mỹ, chưa phù hợp với người dùng Việt Nam.
- Không hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt.
Xem thêm: Top 11+ phần mềm quản lý giáo dục tốt nhất
9.PocketGuard
PocketGuard là phần mềm sẽ tính toán giúp bạn số tiền “thực sự có thể chi tiêu” sau khi đã trừ các khoản cố định như hóa đơn, tiết kiệm, nợ,…
Ưu điểm:
- Tự động tính toán khoản chi tiêu khả dụng trong ngày (“In My Pocket”).
- Liên kết ngân hàng để theo dõi giao dịch và dòng tiền tự động.
- Nhận cảnh báo khi chi tiêu bất thường.
- Gợi ý cách tiết kiệm hoặc thương lượng hóa đơn.
- Hỗ trợ nhận diện thói quen chi tiêu và phân tích xu hướng.
Nhược điểm:
- Chưa tích hợp ngân hàng tại Việt Nam.
- Một số tính năng cao cấp yêu cầu đăng ký gói PocketGuard Plus.
10. Fast Budget
Nếu bạn cần một phần mềm quản lý chi tiêu vừa có cấu hình nhẹ, vừa dễ dùng nhưng vẫn đầy đủ tính năng quản lý ngân sách cơ bản, Fast Budget là lựa chọn đáng cân nhắc, dành cho người mới bắt đầu.
Ưu điểm:
- Tạo ngân sách theo danh mục hoặc toàn bộ.
- Giao diện phân tích rõ ràng, dùng biểu đồ cột hoặc tròn trực quan.
- Theo dõi thu nhập, khoản chi và số dư tài khoản dễ dàng.
- Cảnh báo khi vượt ngân sách.
- Có phiên bản widget tiện lợi hiển thị nhanh thu – chi trong ngày.
Nhược điểm:
- Thiết kế hơi cũ so với các ứng dụng hiện đại.
- Không có hỗ trợ tiếng Việt, dữ liệu đôi khi khó đồng bộ.

Bài viết trên đây đã tổng hợp chi tiết về top 10+ phần mềm quản lý chi tiêu. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp quá trình lựa chọn công cụ quản lý chi tiêu của bạn trở nên dễ dàng. Nếu còn thắc mắc gì hãy liên hệ đến Techlex để được giải đáp nhé.

Võ Kim Thoa hơn 7 năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ, chuyển đổi số. Tôi từng đảm nhiệm vị trí Trưởng nhóm nội dung tại VNG, phụ trách chiến lược nội dung số tại Viettel. Tại Techlex tôi chịu trách nhiệm định hướng chiến lược nội dung, đảm bảo tính chính xác và chất lượng cho website.